Đèn đá tự nhiên là một trong những vật dụng thờ cúng không thể thiếu khu lăng mộ đá. Không chỉ giúp mang đến tính thẩm mỹ cao đối với nơi lắp đặt. Mà chúng còn có thể mang đến nhiều ý nghĩa tâm linh, liên quan đến phong thủy tốt đẹp.
Hiện nay, đèn đá được chế tác với mẫu mã, kích thước hết sức phong phú và đa dạng. Có thể kể đến như: Mẫu đèn lục lăng đá, đèn tròn đá, đèn đỉnh đá, đèn sân vườn… Ngoài ra, còn có các cặp đèn hình lục lăng, đèn tròn, đèn thờ được đi kèm với lư hương đá, bàn lễ đá… Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tầm quan trọng của đèn đá tự nhiên trong văn hóa tâm linh nhé.
Tầm quan trọng của đèn đá tự nhiên
Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp đèn đá tự nhiên tại các công trình tâm linh như: nhà thờ họ, đền, đình, chùa, khu lăng mộ… Đèn đá được coi là một trong những vật dụng trang trí hữu ích và đẹp mắt. Sử dụng đèn đá cho công trình tâm linh mang lại cảm giác trọn vẹn, làm tăng tính thẩm mỹ trang trọng cho không gian mà chúng được đặt.
Trong các công trình tâm linh, đèn đá đi cùng với con hạc đá, lư hương đá… Vị trí của đèn đá ở vị trí trung tâm (thường là ở sảnh, trước sảnh chính của công trình). Đèn đá tự nhiên đặt ở giữa hai bên sẽ là lư hương đá. Cách sắp xếp này vừa tạo ý nghĩa tâm linh, vừa tạo tính thẩm mỹ cho tổng thể bố cục. Đặc biệt khi người dân bước vào sảnh ngoài phía trước tòa nhà, sẽ mang đến một cảm giác đẹp mắt.
Cấu tạo cơ bản của đèn đá.
Đèn đá sử dụng các ở những công trình tâm linh có cấu tạo gồm 2 bộ phận chính:
* Phần đèn: Được chia ra làm 2 phần chính là mái đá và phần chứa đèn. Trong đó, phần mái được chạm khắc cong như mái chùa làm từ đá nguyên khối. Còn phần đèn được làm rỗng để chứa đèn hoặc nến. Bên ngoài được điêu khắc hoa văn hình bông sen và đồng tiền.
* Phần cột trụ đèn: Được làm một đá tư nhiên nguyên khối vững chãi, sau đó được gắn trực tiếp vào phần đèn. Thêm vào đó, phần trụ được chạm khắc các hoa văn tinh tế và bắt mắt như: tứ linh, tứ quý, đầm sen…